Giá bán: 12.000 VND
Công thức hóa học của cát mangan là Mn(OH)4, hoặc KMnO4. Sau khi khai thác qua quá trình nghiền từ nguồn quặng nguyên liệu và và tuyển từ ướt bằng nam châm vĩnh cửu sẽ cho nguồn cát mangan thô. Sau đó là công đoạn nghiền rồi mới phân loại kích thước hạt theo yêu cầu. Cuối cùng là phân đoạn đóng bao.
MgCl2 và KMnO4 được xử lý kỹ lưỡng mới sản xuất ra cát mangan sau đó phủ bên ngoài cát lớp vỏ có khả năng oxy hóa (MnO2.H2O) để ổn định. Vỏ bọc này có tác dụng cung cấp cho hạt có khả năng lọc tiếp xúc và tự bản thân nó cũng tăng khả năng oxy hóa của hạt. Không chỉ có tác dụng đó mà nó còn tạo cho hạt một dải vận hành rộng hơn bất cứ một chất lọc trung gian nào.
Khác với nước có nhiễm Asen, Chì. Nước nhiễm Mangan có thể nhận biết được bằng cảm quan và biển hiện rất rõ ràng như: nước có màu trắng đục, có mùi tanh hôi, khó chịu. Đối với các vật dụng sau 1 thời gian sử dụng có thể nhìn thấy có lớp cặn đen bám vào các thiết. Cách dân gian thường xem nước có nhiễm mangan hay không bằng cách pha Trà. Khi sử dụng nước nhiễm mangan để pha trà sẽ làm cho trà chuyển sang màu đen, khi pha cà phê sẽ làm mất mùi vị của cà phê,…
Nước nhiễm Mangan thường tồn tại dạng Mn2+, ở dạng này Mangan khó bị loại bỏ do nó không kết tủa mà ở dạng ion. Tuy nhiên, Mangan cũng giống sắt ở điểm khi tiếp xúc với không khí, nó bị oxy hóa và chuyển sang dạng Mn(OH)4, dạng này không bền, mau chóng chuyển thành MnO2 dạng kết tủa vì vậy giải pháp chung để xử lý Mangan đó là làm thoáng sau đó đến lắng và lọc.
Làm thoáng
Làm giàn phun mưa cho bể lọc. Làm thoáng ngoài mục đích oxy hóa Sắt, mangan nó còn có tác dụng khử CO2 và làm tăng PH trong nước
Bể lọc
Xây bể lọc là quá trình không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn mà nó còn giữ lại keo sắt , kết tủa của MnO2.có kích thước bé hơn nhiều lần kích thước các lỗ rỗng nhưng có khả năng dính kết và hấp thụ lên bề mặt lớp vật liệu lọc .